Những tố chất ở một Project Manager - quản lý dự án?

Để trở thành một Project manager cần có những tố chất sau:

Khả năng lãnh đạo và ra quyết định

Một Project Manager sẽ phải đưa ra quyết định với mọi vấn đề liên quan đến dự án. Từ phương thức thực hiện dự án, nhân sự tham gia dự án, phân công công việc như thế nào, rồi đến việc cân đối doanh thu và lợi nhuận dự án cũng như phối hợp với các bên khác để dự án diễn ra suôn sẻ nhất.

Vì vậy, khả năng lãnh đạo và ra quyết định là yếu tố đặc biệt quan trọng mà một Project Manager cần phải có. Nếu chỉ giỏi chuyên môn mà không thể đưa ra quyết định một cách dứt khoát thì dự án không thể vận hành thuận lợi được.



Có tinh thần trách nhiệm

Project Manager là người chịu trách nhiệm lớn nhất cho sự thành bại của một dự án. Cho dù dự án đó có quy mô nhỏ hay lớn, lợi nhuận nhiều hay ít thì đã là một Project Manager, bạn phải có khả năng chịu trách nhiệm, dám gánh vác trách nhiệm nếu dự án có thua lỗ chứ không đổ lỗi cho các thành viên khác. 

Một Project Manager thành công sẽ luôn sẵn sàng dồn hết công sức cho dự án và có tinh thần trách nhiệm cao. Nếu có gặp thất bại cũng mạnh mẽ đứng dậy, rút kinh nghiệm để tiếp tục tiến bước. Chính vì vậy mà càng ngày họ càng trở thành một Project Manager tài giỏi hơn.

Giao tiếp tốt, đối ngoại linh hoạt

Việc trao đổi, thảo luận, họp bàn là công việc rất thường xuyên của một Project Manager. Đôi khi những cuộc họp hay thảo luận có thể mất cả ngày làm việc của bạn. Nhưng đã là một Project Manager bạn chỉ có thể đối mặt chứ không thể né tránh được. Bạn có không tìm đến những thành viên khác thì họ cũng sẽ tìm đến bạn để trao đổi công việc. 

Đồng thời, một Project Manager còn phải có khả năng đối thoại hiệu quả với những nhóm nhân sự khác nhau của dự án. Nhờ vậy các nhóm khác biệt mới liên kết lại với nhau để hoàn thành mục tiêu chung.

>>> Mẫu mô tả công việc của CEO - giám đốc điều hành

Có khả năng dẫn dắt và truyền cảm hứng cho các thành viên khác 

Trong một dự án thường bao gồm rất nhiều những thành viên với quan điểm và năng lực khác nhau. Do đó, để những thành viên này có thể đồng lòng hoàn thành một dự án thì Project Manager phải biết cách dẫn dắt và truyền cảm hứng làm việc cho họ. 

Hơn nữa, không phải lúc nào dự án cũng diễn ra thuận lợi. Trong những giai đoạn khó khăn của dự án vai trò của Project Manager càng quan trọng hơn nữa. Bởi vì lúc này họ chính là nhân tố dìu dắt toàn team vượt lên khó khăn để đạt đến thành tựu sau cùng.

Tóm lại, Project Manager là một vị trí quan trọng và không hề dễ dàng bởi rất nhiều trách nhiệm nặng nề phải gánh vác. Do đó, những tố chất được nhắc đến trong bài viết này rất quan trọng. Nếu như không sở hữu những tố chất này thì bạn sẽ rất khó được nhà tuyển dụng chú ý đến. Hoặc có được giao phó vị trí này thì bạn cũng khó lòng đạt được thành công.

Chi tiết liên hệ:

HRchannels - Great Solution. Great People!

HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: sales@hrchannels.com /  job@hrchannels.com

Website: https://hrchannels.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhân sự cấp cao là ai? Có vai trò gì trong doanh nghiệp

Nhân sự cấp cao là gì? Trở thành nhân sự cấp cao cần yếu tố gì?

Procurement là gì?