Bộ phận Vận hành - Operation Department là gì?

 Tìm hiểu về bộ phận Operation trong các loại hình doanh nghiệp

Operation trong doanh nghiệp bán lẻ

Mục tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp bán lẻ chính là đảm bảo dự trữ đủ các mặt hàng cần thiết để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó nhiệm vụ của bộ phận operation trong các doanh nghiệp bán lẻ là phải quản lý lượng hàng tồn kho hiệu quả. Bởi vì hàng tồn kho có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh doanh khác. Đối với hàng tồn kho, bộ phận operation cần xem lại các dữ liệu bán hàng trước đó để biết mặt hàng nào bán chạy, kiểm soát tốt lượng tồn kho tối thiểu, đồng thời thương lượng mức giá và các điều khoản mua hàng tốt hơn để kiếm lời.

Các doanh nghiệp bán lẻ thường có mối quan hệ chặt chẽ với các công ty cung cấp hàng hóa, công ty phân phối và khách hàng nên bộ phận operation cần đảm bảo cân bằng được mối quan hệ giữa doanh nghiệp bán lẻ và các bên liên quan này để có thể bán được lượng hàng nhiều nhất.

Xem thêm: FMCG là gì?. Vận hành FMCG như thế nào?
4.2- Operation trong các nhà hàng hoặc doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

Nhiệm vụ chính của bộ phận operation trong các nhà hàng hoặc doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm là phải quản lý hàng tồn kho. Tuy nhiên có một nguy cơ rất lớn đối với các doanh nghiệp này là hàng hóa của họ rất dễ bị hư hỏng. 

Tại các doanh nghiệp này, bộ phận operation không chỉ quản lý vấn đề xử lý thực phẩm, mà họ còn phải quản lý việc mua, chuẩn bị các loại thực phẩm, đồ uống và quản lý nhân sự. Bên cạnh đó, bộ phận operation cũng phải quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng và tìm cách nâng cao trải nghiệm của khách hàng để có được kết quả kinh doanh tối ưu. 

Bộ phận operation có thể nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách ký kết hợp đồng với những nhà cung cấp thực phẩm uy tín. Đồng thời chú trọng đến việc cải thiện hệ thống thiết bị để đảm bảo chất lượng thực phẩm. Ngoài ra, operation cũng quan tâm đến việc đào tạo nhân viên để đáp ứng tốt nhất kỳ vọng của khách hàng.


>>>> Bạn nên xem thêm: Operation Manager là gì? Mô tả công việc của một Operation Manager

4.3- Operation trong doanh nghiệp dịch vụ

Công việc của operation trong doanh nghiệp dịch vụ thường khởi đầu bằng việc tương tác với khách hàng. Kế tiếp operation sẽ xem xét đến các quy trình hiện hữu, để có thể quản lý những gì có ảnh hưởng đến dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Thông thường bộ phận operation của các doanh nghiệp dịch vụ sẽ được chia thành hai nhóm chính. Một nhóm phụ trách những vấn đề về khách hàng. Còn một nhóm phụ trách những hoạt động liên quan đến công tác quản trị kinh doanh.

4.4- Operation trong doanh nghiệp sản xuất 

Để đảm bảo hiệu quả quá trình sản xuất, bộ phận operation sẽ phải tìm ra ý tưởng sáng tạo để cải thiện bất cứ điều gì có thể. Trong các doanh nghiệp sản xuất, operation không cần phải phát minh ra dây chuyền sản xuất, nhưng họ cần xem xét cách mua, cách lưu trữ cũng như cách thức sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

Bộ phận operation sẽ xem xét phương pháp sản xuất hiện tại bằng cách trả lời các câu hỏi như: 

- Làm sao có thể sản xuất hàng loạt các đơn hàng lớn để tiết kiệm thời gian?

- Có vấn đề phức tạp nào trong sản xuất có thể được đơn giản hóa hay không?

- Tình trạng vận tải có thể cải thiện được hay không?

- Có thể thương lượng với nhà cung cấp để cải thiện hiệu quả mua hàng tốt hơn hay không?

4.5- Operation trong doanh nghiệp kỹ thuật số 

Vấn đề quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp kỹ thuật số đó là nhân sự. Do đó bộ phận operation cần có phương thức tối ưu để tuyển dụng, đào tạo và tư vấn cho nhân viên của doanh nghiệp. 

Đối với doanh nghiệp kỹ thuật số, yếu tố hợp tác được đánh giá rất cao. Như các bạn cũng biết các trang web hoặc ứng dụng đều có thể hoạt động bình thường mà không cần tới sự trợ giúp. Nghĩa là quy trình giám sát và cập nhật các phần mềm cần thiết để hợp lý hóa sự hợp tác rất cần thiết đối với operation.

Đồng thời, operation cần xác định công việc cụ thể cho từng nhân viên toàn thời gian của doanh nghiệp. Qua đó có thể tối ưu hóa các chi phí có liên quan đến nguồn nhân lực mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối đa.

Qua những thông tin trong bài viết này, các bạn có thể thấy rằng để đảm nhận vai trò operation không hề dễ dàng. Bạn sẽ phải tích lũy cho mình những kiến thức chuyên môn cần thiết và phải rèn luyện rất nhiều những kỹ năng quan trọng khác. Hy vọng với những thông tin HRchannels cung cấp, các bạn có thể hiểu rõ hơn về bộ phận operation.

Việc làm operation
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhân sự cấp cao là ai? Có vai trò gì trong doanh nghiệp

Nhân sự cấp cao là gì? Trở thành nhân sự cấp cao cần yếu tố gì?

Procurement là gì?