Ngành nhân sự và định hướng nghề nghiệp
Ngành nhân sự từ trước tới nay vẫn luôn là ngành nghề được nhiều người quan tâm bởi sự năng động và cơ hội thăng tiến rõ ràng. Tuy nhiên, không ít người vẫn nghĩ rằng làm nhân sự đơn giản chỉ là tuyển người và tính lương. Vậy thực tế thì sao?
MỤC LỤC:
1- Ngành nhân sự học trường nào?
2- Ngành nhân sự gồm những mảng nào?
3- Ngành nhân sự làm gì?
4- Lương ngành nhân sự
5- Cơ hội nghề nghiệp ngành nhân sự
>>>> Xem thêm Việc làm Nhân Sự tại HRchannels.com
Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết sau của Ms Uptalent để có cái nhìn toàn diện về ngành nhân sự và định hướng nghề nghiệp đúng đắn khi theo đuổi ngành này nhé.
1- Ngành nhân sự học trường nào?
Với sức nóng của ngành nhân sự mà rất nhiều bạn trẻ chọn theo học ngành Quản trị nhân lực. Thế nhưng giữa rất nhiều trường đào tạo ngành này thì theo học trường nào là tốt nhất?
Sau đây là danh sách các trường đào tạo ngành quản trị nhân lực uy tín bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình môi trường học tập phù hợp nhất:
+ Các trường đào tạo ngành nhân sự ở miền Bắc
Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Trường ĐH Nội Vụ
Trường ĐH Thương Mại
Những việc làm hấp dẫn
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Trường ĐH Công Đoàn
Trường ĐH Lao Động – Xã Hội (Cơ sở Sơn Tây)
Trường ĐH Lao Động – Xã Hội (Cơ sở Hà Nội)
Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam
Trường ĐH Thành Đô
Trường ĐH Dân Lập Phương Đông
Trường ĐH Thành Tây
Trường ĐH Dân Lập Đông Đô
Trường ĐH Hải Phòng
+ Các trường đào tạo ngành nhân sự ở miền Trung
Trường ĐH Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng
Trường ĐH Kinh Tế – Đại Học Huế
Trường ĐH Quy Nhơn
Trường ĐH Đông Á – Đà Nẵng
+ Các trường đào tạo ngành nhân sự ở miền Nam
Trường ĐH Kinh tế TPHCM
Trường ĐH Mở TPHCM
Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Trường ĐH Lao Động – Xã Hội (Cơ sở phía Nam)
Trường ĐH Kinh Tế -Tài Chính TPHCM
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Trường ĐH Trà Vinh
Trường ĐH Hoa Sen
2- Ngành nhân sự gồm những mảng nào?
Nhiều người vẫn nghĩ ngành nhân sự chỉ đơn giản là thuê và tuyển dụng nhân viên. Thế nhưng, trên thực tế ngành này bao gồm nhiều mảng với những chức năng quan trọng khác nhau.
2.1- Quản trị hành chính
Người phụ trách mảng này có nhiệm vụ quản lý các giấy tờ, hồ sơ nhân viên, tài sản của công ty, quản lý việc giao nhận, chuyển phát hồ sơ và chuẩn bị hồ sơ cho các buổi họp.
Công việc này không yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn, nhưng bạn cần có những khả năng nhất định để hoàn thành tốt vai trò của mình, bao gồm khả năng tin học, kỹ năng tổ chức và giao tiếp.
2.2- Tuyển dụng
Đây là công việc nổi bật và cũng là công việc cơ bản nhất của ngành HR. Chức năng chính của người làm tuyển dụng là tìm nguồn ứng viên và thực hiện công tác tuyển dụng. Bên cạnh đó, bạn còn phải trao đổi với các phòng ban và các cấp quản lý để nắm bắt nhu cầu và chất lượng nhân sự cần tuyển.
Với vị trí tuyển dụng bạn cần có mạng lưới quan hệ rộng để dễ dàng thu hút nhiều nhân tài cho doanh nghiệp. Đồng thời bạn còn phải trang bị cho mình các kỹ năng quan trọng như: kỹ năng phản biện, tin học văn phòng, ngoại ngữ.
>>> 7 lí do bạn nên chọn ngành nhân sự
2.3- Đào tạo
Công việc chính của người phụ trách công tác đào tạo là đưa ra các chính sách định hướng đào tạo cho doanh nghiệp, tổ chức các chương trình đào tạo nội bộ và tìm kiếm, liên kết các cơ hội đào tạo bên ngoài, để đáp ứng tốt nhất yêu cầu nhân lực của doanh nghiệp.
Để đảm đương công tác đào tạo bạn cần có kiến thức dày dặn, phong phú, đặc biệt bạn phải am hiểu nhiệm vụ công việc và văn hoá công ty. Bạn sẽ phải lên lịch và soạn thảo bài giảng cho nhân viên như một người thầy giáo. Với mảng đào tạo bạn sẽ cần đến kỹ năng thuyết trình và giải quyết vấn đề để hoàn thành tốt nhất công việc được giao.
2.4- Tiền lương và phúc lợi (C&B)
Người đảm nhận mảng này có nhiệm vụ quản lý các vấn đề chế độ lương, thưởng, đãi ngộ, phúc lợi, thủ tục pháp lý, lịch làm việc của nhân viên,… Bạn sẽ cần đến các kỹ năng quan trọng như khả năng xử lý và phân tích số liệu, kỹ năng cập nhật và áp dụng luật, sự tỉ mỉ, cẩn thận, trung thực để làm công việc này.
2.5- Quan hệ lao động
Đây là vị trí phụ trách việc xây dựng, phát triển các chương trình, chính sách dành cho đội ngũ nhân lực. Đồng thời cũng là người kiểm soát sự tuân thủ quy định của nhân viên công ty, đề xuất biện pháp xử lý các sai phạm và gia tăng độ gắn kết cũng như thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.
Bạn sẽ cần có kiến thức chuyên môn cao về nhân sự, luật hoặc tâm lý học để phụ trách mảng này. Bên cạnh đó bạn cũng phải chú ý phát triển các kỹ năng cần thiết, thường xuyên đọc sách, tham gia các sự kiện, hội thảo ngành và gia tăng trải nghiệm bản thân.
2.6- Headhunter
Các headhunter là bên thứ ba cung cấp dịch vụ tuyển dụng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể, họ sẽ chọn lựa, tiếp cận những ứng viên phù hợp để mời họ phỏng vấn, sau đó chờ phản hồi từ khách hàng.
Headhunter sẽ không tham gia vào toàn bộ quá trình tuyển dụng. Họ cũng không quảng cáo hay đăng tin rầm rộ mà chỉ chọn lựa và liên hệ với những ứng viên phù hợp.
>>> Chức năng, nhiệm vụ, vai trò phòng nhân sự
3- Ngành nhân sự làm gì?
Mặc dù không phải là một ngành mới nhưng nhiều người vẫn lầm tưởng làm nhân sự chỉ là tuyển dụng và tính lương cho nhân viên. Thực tế, ngành nhân sự phải thực hiện rất nhiều công việc, nghiệp vụ chuyên môn khác nhau, bao gồm:
>>> Xem tiếp bài viết: https://hrchannels.com/uptalent/nganh-nhan-su-va-dinh-huong-nghe-nghiep.html
Nhận xét
Đăng nhận xét