Nhân sự cấp cao là gì? Trở thành nhân sự cấp cao cần yếu tố gì?

 Sau một thời gian làm việc, mọi người đều có mong muốn thăng tiến lên cao hơn để gia nhập vào đội ngũ nhân sự cấp cao. Mặc dù lực lượng nhân sự cấp cao chỉ chiếm 10% trong tổng số lao động của doanh nghiệp nhưng họ lại tạo ra đến 80% lợi nhuận. 

Vậy làm thế nào để trở thành nhân sự cấp cao? Thực tế không có câu trả lời chung nhất cho câu hỏi này. Bởi vì mỗi người có xuất phát điểm khác nhau, có nền tảng khác nhau và có ước mơ hoài bão khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những điểm được HRchannels tổng hợp lại dưới đây để có thể trở thành một nhân sự cấp cao tài năng.

Nội dung bài viết gồm:
1. Chuyên môn vững vàng
2. Có thâm niên 
3. Rèn luyện kỹ năng của một nhà lãnh đạo
4. Xây dựng mạng lưới quan hệ
5. Xác định đam mê và kỳ vọng của bản thân
6. Định vị thương hiệu cá nhân


Tuyển nhân sự cấp cao
>>>> Xem thêm : Việc làm lương cao 

1. Chuyên môn vững vàng 

Bất kể đảm nhận vai trò công việc như thế nào hay cấp bậc công việc ra sao thì điều đầu tiên bạn cần đáp ứng đó là có chuyên môn phù hợp. Chuyên môn ở đây được hiểu là kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trong lĩnh vực bạn đang làm việc. Chẳng hạn, bạn làm trong lĩnh vực nhân sự thì bạn cần có kiến thức về luật lao động, cách tính lương, am hiểu các bước của quá trình tuyển dụng,…

Nhân sự cấp cao thường là người đảm nhiệm vai trò của người quản lý, điều hành chủ chốt trong doanh nghiệp. Vì vậy họ lại càng phải có nền tảng chuyên môn sâu rộng. Ở đây họ cần có sự am hiểu chuyên môn một cách sâu sắc để có thể hướng dẫn và lãnh đạo nhân viên cấp dưới tốt nhất. 

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, bạn còn phải trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh và nhiều kiến thức khác nữa. Nói chung một nhân sự cấp cao không chỉ dừng lại ở các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực họ làm việc mà phải có tri thức đa ngành nghề, đa lĩnh vực. 


Đừng bỏ lỡ >>>  Nhân sự cấp cao C-Level, C-Suite họ là ai?

2. Có thâm niên 

Thâm niên ở đây phải được hiểu là năng lực làm việc, chứ không đơn thuần là số năm kinh nghiệm. Trong thực tế, một ứng có nhiều năm kinh nghiệm chưa chắc đã có thể gia nhập vào nhóm nhân sự cấp cao. Điểm mấu chốt để phân loại nhân sự cấp cao với những nhân sự bình thường khác chính là khả năng giải quyết công việc và năng lực xử lý các vấn đề phức tạp.

Trong các yêu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao, các doanh nghiệp luôn yêu cầu ứng viên phải thỏa mãn số năm kinh nghiệm nhất định. Bởi vì có nhiều yếu tố chuyên môn nhà tuyển dụng không thể đánh giá được. Lúc này số năm kinh nghiệm trở thành thước đo quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên và đưa ra các quyết định tuyển dụng đối với các vị trí nhân sự cấp cao.

3. Rèn luyện kỹ năng của một nhà lãnh đạo 

Nhân sự cấp cao thường được biết đến trong vai trò của một nhà lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp. Vì vậy họ cần có kỹ năng lãnh đạo chuyên nghiệp. Việc chứng tỏ kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp bạn nhanh chóng được thăng cấp vào hàng ngũ nhân sự cấp cao của doanh nghiệp.

Kỹ năng lãnh đạo được hiểu là khả năng thu hút sự ủng hộ của nhân viên, khiến họ có niềm tin vào bạn và sẵn sàng cùng bạn cống hiến sức lực cho doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều coi trọng những nhà quản lý có kỹ năng lãnh đạo tốt và có khả năng thu phục nhân tâm. 


>>>> Xem thêm: Những nhân sự cấp cao quan tâm điều gì khi tìm việc?

4. Xây dựng mạng lưới quan hệ 

 Những việc làm hấp dẫn

Sales Account Manager (Advertising)

 Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai  Dịch vụ khách hàng , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Bán hàng (Khác)

Purchasing Manager (Garment)

 Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên  Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng

Export Sales Director (Food)

 Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên  Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Xuất nhập khẩu

HR Manager (Manufacturing)

 Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai  Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất

QA Manager (Textile)

 Bình Định, Gia Lai, Quảng Ngãi  Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

Để nhận được nhiều cơ hội thăng tiến bạn cần tích cực xây dựng mối quan hệ với những người có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Chẳng hạn bạn đang hướng đến vị trí trưởng phòng, thì bạn nên xây dựng mối quan hệ với các trưởng phòng bộ phận khác vì những người này cũng tham gia vào việc quyết định sự thăng tiến của bạn.

Ngoài ra, bạn còn phải xây dựng mối quan hệ với những người hoạt động trong cùng lĩnh vực và thiết lập mối quan hệ với những khách hàng quan trọng. Các mối quan hệ này rất cần thiết khi bạn trở thành nhân sự thuộc cấp quản lý trong doanh nghiệp.

5. Xác định đam mê và kỳ vọng của bản thân

>>> Xem tiếp bài viết: https://hrchannels.com/uptalent/lam-the-nao-de-tro-thanh-nhan-su-cap-cao.html 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhân sự cấp cao là ai? Có vai trò gì trong doanh nghiệp

Procurement là gì?