Quản lý cấp trung là gì? Tất tần tật về quản lý cấp trung
Vai trò của nhà quản lý cấp trung trong việc kết nối các mối quan hệ và đảm bảo sự gắn kết giữa đội ngũ nhân viên càng thêm quan trọng khi quy mô công ty ngày càng mở rộng và phát triển.
Vậy, bạn đã hiểu quản lý cấp trung là gì? Tầm quan trọng của quản lý cấp trung trong doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng về cấp bậc quản lý này qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé!
MỤC LỤC:
1- Quản lý cấp trung là gì?
2- Nhiệm vụ của quản lý cấp trung
3- Vai trò của quản lý cấp trung
4- Ví dụ vị trí quản lý cấp trung
5- Kỹ năng quản lý cấp trung cần phải có
6- Mức lương của quản lý cấp trung bao nhiêu?
7- Quản lý cấp trung báo cáo cho ai?
>>> Xem thêm: Việc làm Quản lý cấp trung
1- Quản lý cấp trung là gì?
Quản lý cấp trung hay còn gọi là “Middle manager” là những nhà quản lý thuộc cấp lãnh đạo trung gian trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.
Trách nhiệm của nhà quản lý cấp trung là dẫn dắt, quản lý nhân viên cấp dưới và hỗ trợ ban lãnh đạo cấp cao thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như đảm bảo sự thống nhất trong quá trình vận hành các hoạt động của doanh nghiệp.
2- Nhiệm vụ của quản lý cấp trung
Quản lý cấp trung được ví như mắt xích quan trọng giúp liên kết ban lãnh đạo công ty và đội ngũ nhân viên. Thông thường, vị trí quản lý cấp trung sẽ phải đảm nhận các nhiệm vụ sau:
2.1- Triển khai thực hiện các kế hoạch, chiến lược do cấp trên đề ra
Bất cứ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào trong doanh nghiệp cũng phải được lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể trước khi bắt đầu thực hiện.
Nhiệm vụ của nhà quản lý cấp trung là phải trực tiếp điều hành, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện các kế hoạch do cấp trên đề ra nhằm đảm bảo tiến độ, kết quả công việc luôn được tối ưu.
2.2- Truyền đạt, diễn giải các thông tin cho nhân viên cấp dưới
Nhân viên cấp dưới cần hiểu được các mục tiêu, định hướng phát triển kinh doanh của ban lãnh đạo thì họ mới thực hiện công việc đúng và hiệu quả. Vì vậy, nhà quản lý cấp trung có nhiệm vụ truyền đạt và diễn giải đầy đủ các thông tin cần thiết cho cấp dưới hiểu rõ.
Những việc làm hấp dẫn
Bên cạnh đó, việc hiểu đúng định hướng, chiến lược kinh doanh còn tạo ra tinh thần đoàn kết, đồng lòng trong toàn bộ nhân viên và giúp họ có thể cùng nỗ lực hết mình hoàn thành các mục tiêu chung.
2.3- Đưa ra các quyết định trong phạm vi thẩm quyền được giao
Nhà quản lý cấp trung sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm, tính quan trọng của mỗi vấn đề mà đưa ra các quyết định phù hợp với phạm vi quản lý của mình.
>>> Bạn có thể xem thêm: Quản lý cấp trung có cơ hội, thách thức như thế nào?
2.4- Quản lý nhân viên và các hoạt động trong bộ phận mình quản lý
Quản lý cấp trung sẽ phải nắm rõ các mục tiêu, tiến độ làm việc và biện pháp thực hiện các công việc trong bộ phận mình quản lý nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ phận luôn tốt nhất.
Bên cạnh đó, quản lý cấp trung cũng cần lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân viên trong bộ phận và phải thường xuyên giám sát tiến độ, hiệu suất làm việc của nhân viên cấp dưới.
2.5- Chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo về kết quả hoạt động của bộ phận
Nhà quản lý cấp trung có nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp cao về tất cả các công việc, hoạt động diễn ra trong bộ phận mình phụ trách như là kết quả thực hiện kế hoạch, hiệu suất làm việc của nhân viên, chất lượng và số lượng nhân viên,…
Ngoài ra, quản lý cấp trung còn phải truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân viên và kịp thời giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong bộ phận mình quản lý.
3- Vai trò của quản lý cấp trung
Nhà quản lý cấp trung có các vai trò quan trọng sau:
3.1- Hỗ trợ nhà quản lý cấp cao trong việc vận hành doanh nghiệp
Quản lý cấp trung được ví như cánh tay đắc lực của những nhà lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp. Họ là người hỗ trợ nhà lãnh đạo truyền tải các thông điệp về tầm nhìn, sứ mệnh, triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh và điều hành các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp.
Thực tế, nhà quản lý cấp cao sẽ đưa ra các quyết định chiến lược cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định và quản lý cấp trung có trách nhiệm dẫn dắt, quản lý đội ngũ nhân viên cấp dưới thực hiện các chiến lược đó.
Giữa quản lý cấp trung và nhà lãnh đạo cấp cao là mối quan hệ hợp tác vô cùng chặt chẽ. Trong mối quan hệ này, mỗi bên có vai trò riêng và cả hai cùng phối hợp với nhau để tạo nên thành công cho công ty.
Xem tiếp bài viết: https://hrchannels.com/Uptalent/quan-ly-cap-trung-la-gi.html
Nhận xét
Đăng nhận xét