Procurement là gì? Tất tần tật về nghề Procurement tại Việt Nam
Như các bạn đã biết quản lý hiệu quả chi phí mua hàng sẽ có tác động tích cực lên lợi nhuận của doanh nghiệp. Cũng vì điều này mà Procurement trở thành hoạt động giữ vai trò quan trọng đối với sự thành bại của một doanh nghiệp. Vậy bạn đã hiểu Procurement là gì hay chưa? Nếu chưa hãy cùng tìm hiểuvới Ms Uptalent qua bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC:
1. Procurement là gì?
2- Quy trình của hoạt động Procurement
3. Sự khác biệt giữa Purchasing và Procurement là gì?
4. Kỹ năng quan trọng cần thiết
5. Nghề Procurement tại Việt Nam
6. Các vị trí Procurement phổ biến
7. Mức lương các vị trí Procurement
8. Mẫu mô tả công việc Procurement cho nhà máy lớn
1. Procurement là gì?
Procurement được hiểu đơn giản là quản lý mua sắm. Đây là một quá trình tổ chức và quản lý việc mua sắm nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho tổ chức của mình. Nó bao gồm việc lập kế hoạch, xây dựng chiến lược mua hàng và duy trì hoạt động mua hàng của các doanh nghiệp.
Đối tượng của hoạt động thu mua là các nguyên vật liệu, dịch vụ cần thiết để sản xuất ra sản phẩm; các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất; hoặc các hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.
Thuật ngữ này thường xuất hiện trong lĩnh vực Logistics hoặc Supply Chain. Ngày nay quá trình procurement không chỉ đơn thuần là hoạt động thu mua hàng hóa mà còn là chiến lược sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. Với vai trò nền tảng cho các hoạt động kế tiếp, hoạt động Procurement cần được tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo phù hợp với mục tiêu và quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời hạn chế tối đa những sai lệch về số lượng sản xuất và giá thành sản phẩm.
Trong các doanh nghiệp, hoạt động procurement được thực hiện bởi một bộ phận chuyên trách. Người đứng đầu bộ phận là trưởng phòng thu mua. Hỗ trợ cho người đứng đầu bộ phận là các nhân viên, nhân viên hành chính.
2. Quy trình của hoạt động Procurement
Nhiệm vụ chính của bộ phận procurement là đảm bảo rằng tổ chức có đủ nguồn cung cấp để tiếp tục hoạt động một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mình.
Quá trình bao gồm các công việc sau:
B-1. Phân tích nhu cầu (Needs Analysis ):
Xác định và phân tích nhu cầu của tổ chức, dựa trên các yếu tố như sản phẩm, dịch vụ, hoặc nguyên liệu cần thiết để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.
B-2. Lập kế hoạch mua sắm (Planning):
Đề xuất và lập kế hoạch các hoạt động mua sắm để đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Bao gồm việc xác định nguồn cung cấp, xây dựng đấu thầu, và thiết lập các tiêu chí lựa chọn.
B-3. Chọn nhà cung cấp (Selection):
Những việc làm hấp dẫn
Tiến hành quá trình đấu thầu, tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp dựa trên các yêu cầu và tiêu chí đã đặt ra. Điều này có thể bao gồm việc đánh giá và so sánh các đề xuất, thương thảo hợp đồng và thực hiện quy trình mua hàng.
B-4. Đàm phán và lập hợp đồng ( Contract Negotation):
Tiến hành lập hợp đồng và thỏa thuận ký kết giữa hai bên với các điều khoản, điều kiện giao dịch như giá, thời gian giao hàng, địa điểm, thời hạn bảo hành, và các điều khoản thanh toán, phục lục bổ sung nếu có vấn đề phát sinh ngoài hợp đồng.
B-5. Quản lý quan hệ với nhà cung cấp (Supplier Performance Management) :
Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp đã chọn. Điều này bao gồm việc tiến hành order mua hàng, theo dõi chất lượng hàng hóa/dịch vụ, quản lý rủi ro và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cung ứng.
B-6. Kiểm soát và đánh giá hiệu quả (Performance Evalution):
Theo dõi và kiểm soát quá trình mua sắm, đảm bảo tuân thủ quy trình và tiêu chuẩn, đánh giá hiệu quả và tìm cách cải thiện quy trình mua sắm trong tương lai.
Quá trình procurement quan trọng trong việc đảm bảo rằng tổ chức có thể tiếp tục hoạt động một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Xem thêm >>>> Sự khác nhau giữa Procurement, Sourcing và Purchasing
Nhận xét
Đăng nhận xét