07 loại chứng chỉ Tiếng Trung - Chọn thi chứng chỉ nào?

 Bạn đang học tiếng Trung và muốn thi lấy chứng chỉ để phục vụ cho nhu cầu học tập, làm việc? Nhưng, bạn chưa biết rõ các loại chứng chỉ Tiếng Trung? Và cũng chưa biết nên thi chứng chỉ tiếng trung nào? Vậy thì hãy theo dõi bài viết sau đây của Ms Uptalent để có những quyết định đúng đắn nhất. 


MỤC LỤC
1- Chứng chỉ tiếng Trung là gì?
2- Chứng chỉ tiếng Trung có những loại nào?
    
2.1- Chứng chỉ HSK
    2.2- Chứng chỉ HSKK
    2.3- Chứng chỉ TOCFL
    2.4- Chứng chỉ tiếng Trung BCT
    2.5- Chứng chỉ tiếng Trung YTC
    2.6- Chứng chỉ A, B, C Quốc gia
    2.7- Chứng chỉ tiếng Trung MCT
3- Nên thi chứng chỉ tiếng Trung nào?
4- Thi chứng chỉ tiếng Trung ở đâu?


Tuyển cấp cao
>>>> Tìm việc làm tiếng trung tại HRchannels

1- Chứng chỉ tiếng Trung là gì? 

Chứng chỉ tiếng Trung là giấy chứng nhận bạn đã vượt qua một kỳ thi ngôn ngữ tiếng Trung. Đây là kết quả chứng nhận quá trình học tập mà người học nào cũng muốn có được. Nhờ nó, bạn có thể hoàn thành các chương trình học, đủ điều kiện tốt nghiệp và có nhiều cơ hội việc làm cũng như thăng tiến tốt hơn.

Các chứng chỉ tiếng Trung đều có thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ. Sau khi hết thời hạn, bạn sẽ phải đăng ký thi lại nếu cần chứng chỉ để xin học bổng hay đi du học, làm việc.

2- 07 Chứng chỉ tiếng Trung  

Tại Việt Nam, người học tiếng Trung thường thi 3 chứng chỉ HSK, TOCFL và HSKK. Tuy nhiên, ngoài ba chứng chỉ này còn có các chứng chỉ khác như YTC, BCT, MCT và chứng chỉ A,B,C Quốc gia.

2.1- Chứng chỉ HSK 

HSK là chứng chỉ tiếng Trung quen thuộc với hầu hết những người theo học ngôn ngữ này. Kỳ thi HSK là viết tắt từ cụm từ Hanyu Shuiping Kaoshi (汉语水平考试). Đây là kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Trung dành cho những người không sử dụng ngôn ngữ này làm tiếng mẹ đẻ.

Chứng chỉ HSK do tổ chức HANBAN – một tổ chức phi chính phủ liên kết với Bộ giáo dục nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa – sắp xếp và tổ chức việc thi cử. Để tạo thuận tiện cho thí sinh, kỳ thi HSK hiện được tổ chức theo hai hình thức là thi trên giấy hoặc trên máy tính. Mỗi hình thức có ưu nhược điểm riêng, bạn nên cân nhắc kỹ lượng để chọn hình thức thi phù hợp.

HSK hiện được phân thành 6 cấp bậc, trong đó:

- HSK 1,2: cấp độ sơ cấp, dành cho những người mới bắt đầu học.

 Những việc làm hấp dẫn

Trợ Lý Kiêm Phiên Dịch Tiếng Trung (Sản Xuất)

 Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên  Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký

Nhân Viên Văn Phòng (Tiếng Trung)

 Hà nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc  Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký , Sản Xuất

Nhân Viên Văn Phòng (Tiếng Trung)

 Hà nội, Hải Dương, Hưng Yên  Biên phiên dịch , Hành chánh/Thư ký , Sản Xuất

Kỹ Sư Khuôn (Tiếng Anh/Tiếng Trung)

 Hà nội, Hà Nam, Hưng Yên  Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , Điện / Điện tử / Điện lạnh

Phiên Dịch Tiếng Trung

 Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình  Biên phiên dịch , Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất

- HSK 3,4: cấp độ trung cấp, dành cho những người đã có lượng kiến thức nhất định.

- HSK 5,6: cấp độ cao cấp, dành cho những người có thể sử dụng tiếng Trung thành thạo.

Với sự phổ biến trên toàn thế giới và thời gian hiệu lực dài, chứng chỉ HSK chính là tấm vé thông hành phù hợp cho những bạn muốn trở thành giảng viên tiếng Trung, muốn sang Trung Quốc du học, làm việc hoặc xin việc làm tại doanh nghiệp Trung Quốc.

2.2- Chứng chỉ HSKK  

HSKK là viết tắt của cụm từ Hànyǔ shuǐpíng kǒuyǔ kǎoshì (汉语水平口语考试). Đây là kỳ thi đánh giá trình độ nói tiếng Trung của người nước ngoài, được tổ chức dưới hình thức ghi âm. Kỳ thi HSKK còn được gọi là HSK khẩu ngữ.

Nhiều bạn hay nhầm lẫn giữa HSK và HSKK là một. Tuy nhiên, đây là hai chứng chỉ hoàn toàn khác nhau. Trong khi HSK đánh giá 3 kỹ năng nghe, đọc, viết của người học thì HSKK chỉ kiểm tra khả năng nói.

Chứng chỉ HSKK bao gồm 3 cấp bậc, đó là sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Mỗi cấp bậc HSKK sẽ tương ứng với lượng kiến thức khác nhau.

Việc sở hữu chứng chỉ HSKK mang lại nhiều lợi thế cho những bạn muốn xin học bổng, du học và tìm việc làm phiên dịch tiếng Trung.

2.3- Chứng chỉ TOCFL 

TOCFL là viết tắt của cụm từ Test of Chinese as a Foreign Language, được biết đến là kỳ thi kiểm tra năng lực hoa ngữ. 

Kỳ thi TOCFL được tổ chức dưới hình thức trắc nghiệm với mục đích kiểm tra kỹ năng nghe đọc của học viên. Bạn có thể thi TOCFL bằng chữ giản thể hoặc phồn thể.

Chứng chỉ TOCFL được phân thành 3 band (A,B,C), mỗi band bao gồm 2 cấp độ, tổng cộng là 6 cấp độ (A1, A2, B1, B2, C1, C2). 

Với chứng chỉ TOCFL, bạn có thể trở thành giáo viên dạy chữ phồn thể, đi du lịch, du học hoặc làm việc tại Đài Loan.

2.4- Chứng chỉ tiếng Trung BCT 

BCT là viết tắt của Business Chinese Test, được gọi là kỳ thi kiểm tra trình độ Hán Ngữ. Mục đích của kỳ thi BCT là đánh giá khả năng vận dụng tiếng Trung trong các tình huống giao tiếp thực tế của người nước ngoài.

Hệ thống chứng chỉ BCT bao gồm 3 kỳ thi độc lập là BCT cấp A, BCT cấp B và BCT khẩu ngữ. Bạn sẽ thực hiện việc thi cử trên máy tính qua internet. 

2.5- Chứng chỉ tiếng Trung YTC 

Chứng chỉ YTC là viết tắt của Youth Chinese Test. Đây là kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Trung dành cho học sinh tiểu học, trung học không sử dụng ngôn ngữ này làm tiếng mẹ đẻ. 

YTC bao gồm 2 kỳ thi độc lập:

- Thi viết, với 4 cấp bậc: YCT cấp 1, YCT cấp 2, YCT cấp 3 và YCT cấp 4.

- Thi khẩu ngữ, với 2 cấp bậc: sơ cấp và trung cấp.

Kỳ thi YCT nhằm đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Trung trong học tập và cuộc sống của các học sinh nước ngoài đang còn đi học. Đồng thời, YCT cũng là điểm chuẩn cho những học sinh có ý định dự thi HSK.

2.6- Chứng chỉ A, B, C Quốc gia 

Đây là chứng chỉ tiếng Trung do bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam cấp. Các kỳ thi sẽ được tổ chức thường xuyên tại các cơ sở đào tạo và sở giáo dục đào tạo địa phương được bộ cấp phép.

Chứng chỉ tiếng Trung Quốc gia bao gồm 3 cấp độ A,B và C. Người học tiếng Trung có thể dùng chứng chỉ này để xét tốt nghiệp, thi nâng ngạch lương, bổ sung hồ sơ công chức, hồ chứng chỉ ngoại ngữ thứ 2, xin việc làm,…

2.7- Chứng chỉ tiếng Trung MCT 

MCT là chứng chỉ tiếng Trung dành cho lĩnh vực y khoa (医学汉语水平考试). Kỳ thi MCT sẽ được tổ chức bởi tổng bộ Hanban và 5 trường y khoa trọng điểm của Liên Hợp Quốc.

Chứng chỉ này phù hợp với các sinh viên y khoa quốc tế, sinh viên sử dụng tiếng Trung để nghiên cứu y tế bên ngoài Trung Quốc hoặc nhân viên y tế mới bắt đầu học và sử dụng tiếng Trung để chẩn đoán và điều trị lâm sàng ở Trung Quốc cũng như nước ngoài.

Kỳ thi MCT thường được tổ chức 2 lần trong một năm vào tháng 7 và tháng 11. Vì vậy, bạn cần sắp xếp kế hoạch học tập để đăng ký lịch thi phù hợp. 

3- Nên thi chứng chỉ tiếng Trung nào? 

Xem tiếp bài viết: https://hrchannels.com/uptalent/chung-chi-tieng-trung.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bộ phận Vận hành - Operation Department là gì?

Vai trò của trưởng phòng nhân sự ( HR Manager)

Tìm hiểu về hoạt động của bộ phận Operation trong doanh nghiêp