Leader là ai? Tìm thấy leader giỏi ở đâu?

 Sự thành công của một tổ chức chắc chắn không thể thiếu vai trò của các vị trí Leader trong doanh nghiệp. Một người Leader giỏi không chỉ là nơi gửi gắm sự tin cậy của các nhân viên, chuyên viên, mà còn là người có khả năng định hướng và tham mưu cho lãnh đạo trong các vấn đề chuyên môn ở tầm vĩ mô. Muốn biết rõ Leader là ai? Tìm thấy Leader giỏi ở đâu? Mời bạn theo dõi bài viết quân sư TalentBold gửi đến sau đây.


MỤC LỤC:
1- Leader là gì?
2. Nhiệm vụ của một Leader
3. Công việc chi tiết của một Leader
4- Tìm thấy Leader giỏi ở đâu?

   4.1. Tuyển dụng nội bộ
   4.2. Tuyển dụng Leader từ bên ngoài
   4.3. Săn Leader từ các tổ chức khác

5- Các câu hỏi thường gặp về Leader
   5.1. Leader báo cáo cho ai
   5.2. Dưới Leader là ai?
   5.3. Sub Leader là gì?
   5.4. Co - Leader là gì?
   5.5. Leadership là gì?

Tuyển dụng nhân sự cấp cao

>>> Xem thêm: Việc làm lương cao các cấp Leader, Manager, C-Level

1- Leader là gì? 

Leader – tạm dịch là Người lãnh đạo, hay Người đứng đầu – dùng để chỉ những người được bổ nhiệm quản lý cao nhất ở một phòng ban hoặc một đội nhóm chuyên môn trong doanh nghiệp.

Tùy theo cấp độ vị trí Leader mà dưới quyền họ có thể là những Leader cấp thấp hơn hoặc những nhân viên/ chuyên viên. Chẳng hạn, dưới trưởng phòng có nhiều Leader là các trưởng nhóm, còn dưới trưởng nhóm thì không có Leader nữa mà chỉ là những nhân viên/ chuyên viên.

2. Nhiệm vụ của một Leader 

Tùy theo vị trí, cấp bậc được bổ nhiệm mà nhiệm vụ cụ thể của mỗi Leader sẽ có những nhiệm vụ riêng đặc thù. Nhưng xét trên bình diện chung, đây là những nhiệm vụ mà bất cứ Leader nào cũng phải đảm nhận:


Leader

>>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao bạn nên trở thành Leader?

3. Công việc chi tiết của một Leader 

Dựa trên các nhóm nhiệm vụ trên, mỗi Leader sẽ phải thực hiện những công việc chi tiết sau:

3.1. Xác lập phương hướng hoạt động

Nắm bắt phương hướng hoạt động của doanh nghiệp

Lên kế hoạch hoạt động phù hợp theo mảng chuyên môn phụ trách

Lấy ý kiến đóng góp từ các thành viên trong đội ngũ nhân sự cấp dưới

Hoàn thiện phương hướng hoạt động theo từng thời kỳ

Trình cấp trên phê duyệt

3.2. Xây dựng kế hoạch triển khai công việc cụ thể

Tiếp nhận nhiệm vụ chuyên môn từ cấp trên

Chủ trì thảo luận, đóng góp ý kiến triển khai công việc.

Chủ động thu thập dữ liệu, phân tích, lên lịch trình và tiêu chuẩn hoàn thành

Phân bổ nhiệm vụ dựa trên thế mạnh mỗi phòng ban hoặc nhân sự

3.3. Quản lý nhân sự, thúc đẩy kết quả công việc

Phối hợp cùng phòng nhân sự khi cần bổ sung nhân lực

Tham gia phỏng vấn, tuyển dụng, đào tạo, xây dựng giáo trình đào tạo nhân viên mới

Tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân sự cấp dưới

Hỗ trợ nhân sự trong quá trình tiếp quản và triển khai công việc

Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân sự dưới quyền

Xem tiếp: https://hrchannels.com/Uptalent/leader-la-gi.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bộ phận Vận hành - Operation Department là gì?

Vai trò của trưởng phòng nhân sự ( HR Manager)

Tìm hiểu về hoạt động của bộ phận Operation trong doanh nghiêp