ISO là gì? Tất tần tật các loại chứng nhận ISO

 Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến các cụm từ tiêu chuẩn ISO, chứng nhận ISO rồi phải không nào? Vậy bạn đã hiểu ISO là gì hay chưa? Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu về ISO và tất tần tật các loại chứng nhận ISO qua bài viết sau nhé!


MỤC LỤC:
1- ISO là gì?
2- Mục đích của ISO là gì?
3- Lợi ích của tiêu chuẩn ISO mang lại
4- Phân loại ISO 
5- Lời kết

Tuyển dụng nhân sự cấp cao>>> Xem thêm: Việc làm QA/QC

1- ISO là gì? 

ISO là viết tắt của “International Organization for Standardization”, có nghĩa là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức này là một đơn vị độc lập, phi chính phủ được thành lập tháng 2 năm 1947. Trụ sở chính của ISO hiện đặt tại Geneva, Thụy Sĩ.

Ban đầu ISO chỉ có 25 thành viên nhưng đến nay số lượng thành viên của tổ chức đã lên tới 165 quốc gia và Việt Nam là nước thứ 77 tham gia vào ISO.

Từ lúc thành lập đến nay, ISO đã ban hành khoảng 22.000 tiêu chuẩn thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như môi trường, thực phẩm, nông nghiệp, công nghệ, sản xuất sản phẩm,… 

Hiện tại, các tiêu chuẩn ISO được áp dụng trên toàn thế giới và là cơ sở quan trọng với quá trình vận hành, quản lý của tất cả doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, lĩnh vực khác nhau.

Tiêu chuẩn ISO hiện được soạn thảo bằng 3 loại ngôn ngữ chính là Anh, Pháp và Nga. Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn của ISO sẽ được chuyển sang tiếng Việt và được gọi là TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam).

Ngoài ý nghĩa là tên gọi của một tổ chức, ISO còn là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Trong nhiếp ảnh, ISO được dùng để chỉ độ nhạy sáng của máy ảnh. Độ nhạy sáng được hiểu là độ nhạy của phim với ánh sáng. Nó là yếu tố quyết định độ sáng, tối của bức ảnh.

2- Mục đích của ISO là gì? 

Mục đích của ISO là tạo ra các tiêu chuẩn quốc tế được chấp thuận trên toàn cầu và thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hoá cùng các vấn đề liên quan khác. Qua đó, họ có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ và phát triển hợp tác đa lĩnh vực.

 Những việc làm hấp dẫn

Để làm được như vậy ISO cần thực hiện tốt các việc quan trọng sau:

- Đảm bảo mức độ nhất quán, đáng tin cậy đối với các tiêu chuẩn được phát hành. Đồng thời còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn ISO có thể mang đến những lợi ích, hiệu quả nhất định cho ngành công nghiệp sử dụng nó và cả nền kinh tế.

- Đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế luôn rõ ràng, dễ hiểu, thân thiện với người sử dụng và được viết bằng ngôn ngữ dễ đọc.

- Tăng cường việc tiếp cận các tiêu chuẩn ISO trong vai trò là công cụ hiệu suất của doanh nghiệp.

- Xác định các nhu cầu, thay đổi của thị trường, khách hàng và tập trung phát triển theo hướng sử dụng cũng như tiếp cận các tiêu chuẩn ISO của khách hàng.

- Phát triển hệ thống các thông tin bổ sung để có thể hỗ trợ cho các thành viên khi cần.

- Cung cấp bộ công cụ đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế có thể sử dụng cho tất cả lĩnh vực và phải đảm bảo niềm tin của các bên liên quan đối với việc thực hiện các tiêu chuẩn.

- Thực hiện chính sách bảo vệ quyền trí tuệ đã được khách hàng và các nhà phát triển hiểu rõ, chấp thuận.

ISO

>>> Bạn có thể xem thêm: ISO 14001 là gì? Tất tần tật thông tin về ISO 14001

3- Lợi ích của tiêu chuẩn ISO mang lại  

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức quan tâm đến việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào quá trình kinh doanh bởi sự an toàn, chất lượng sản phẩm, khả năng thúc đẩy thương mại quốc tế và cải thiện môi trường sống.

Vậy, những lợi ích từ tiêu chuẩn ISO là gì?

Áp dụng tiêu chuẩn ISO không chỉ mang tới lợi ích cho doanh nghiệp mà còn có người tiêu dùng, chính phủ và toàn bộ nền kinh tế. Cụ thể:

3.1- Với doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO là công cụ chiến lược, có khả năng dẫn dắt doanh nghiệp giải quyết các thách thức trong kinh doanh, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, gia tăng năng suất và mở rộng, tiếp cận các khu vực thị trường mới.

Lợi ích ISO mang lại cho doanh nghiệp gồm có:

- Vận dụng các hệ thống, quá trình cải thiện phù hợp để giảm thiểu chi phí.

- Cải thiện tính an toàn, chất lượng, áp dụng quy trình kinh doanh thích hợp để gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp để tiếp cận các thị trường mới.

- Giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nhận được nhiều lợi ích khác khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, mức độ tăng trưởng doanh thu của công ty áp dụng ISO tăng trưởng tới 20% một năm.

ISO là gì

>>> Bạn có thể quan tâm: ISO 27001 là gì? Tất tần tật thông tin về ISO 27001

3.2- Với người tiêu dùng

ISO cung cấp tới hơn 21.000 tiêu chuẩn. Những tiêu chuẩn này đáp ứng gần như tất cả các khía cạnh khác nhau trong đời sống con người.

Thực tế là người tiêu dùng sẽ cảm thấy an toàn, yên tâm hơn Khi sử dụng những sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Chưa kể, ISO còn hỗ trợ người tiêu dùng tham gia vào quá trình phát triển các tiêu chuẩn của Uỷ ban chính sách tiêu dùng (COPOLCO). Điều này nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn ISO có thể mang lại nhiều lợi ích nhất cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, các tiêu chuẩn về không khí, nước, chất lượng đất, khí thải, bức xạ và các vấn đề môi trường khác đã thực sự tạo nên những chuyển biến tốt trong các nỗ lực bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Xem tiếp: https://hrchannels.com/Uptalent/iso-la-gi.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bộ phận Vận hành - Operation Department là gì?

Vai trò của trưởng phòng nhân sự ( HR Manager)

Tìm hiểu về hoạt động của bộ phận Operation trong doanh nghiêp