ISO 27001 là gì? Tất tần tật thông tin về ISO 27001
Theo ghi nhận, từ năm 2019, có khoảng 32% doanh nghiệp phải đối mặt với các vấn đề về an ninh thông tin chỉ trong vòng 12 tháng. Bởi vậy, chủ động kiểm soát và thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh thông tin trở thành tiêu điểm quan tâm của các doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp có thể có cách khác nhau để kiểm soát an ninh thông tin. Tuy vậy, có một phương pháp quản lý an toàn thông tin được công nhận toàn cầu là ISO 27001.
Vậy, ISO 27001 là gì? Hãy cùng Ms Uptalent khám phá tất tần tật thông tin về ISO 27001 qua bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC:
1- ISO 27001 là gì?
2- Mục tiêu của ISO 27001
3- Các phiên bản của ISO 27001
4- Các điều khoản trong ISO 27001
5- Doanh nghiệp phải làm gì để đạt ISO 27001?
6- Sự liên quan giữa ISO 27001 và ISO 9001
>>> Xem thêm: Việc làm QA/QC
1- ISO 27001 là gì?
ISO 27001 có tên gọi đầy đủ là “ISO/IEC 27001 – Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật bảo mật – Hệ thống quản lý an toàn thông tin – Các yêu cầu”.
Đây là tiêu chuẩn quốc tế được phát hành bởi ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) và IEC (Uỷ ban Kỹ thuật điện quốc tế) với mục đích cung cấp các yêu cầu cho hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) của các doanh nghiệp, tổ chức.
ISO 27001 cũng là một phần trong bộ tiêu chuẩn ISO 27000. Khi áp dụng tiêu chuẩn này, doanh nghiệp sẽ có bộ khung để bảo vệ thông tin và đạt được hiệu quả tối ưu về chi phí cũng như đảm bảo vấn đề tuân thủ pháp luật trong quản lý thông tin.
Tiêu chuẩn ISO 27001 có thể tương thích tốt với các tiêu chuẩn quản lý khác, như là ISO 9001. Đồng thời, tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng trong bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào.
Đặc biệt, với những tổ chức, doanh nghiệp cần chứng minh khả năng đảm bảo an toàn cho các tài sản quan trọng của khách hàng thì tiêu chuẩn ISO 27001 chính là giải pháp vô cùng lý tưởng.
Những việc làm hấp dẫn
Bằng cách áp dụng ISO 27001, doanh nghiệp sẽ có phương pháp phù hợp để bảo mật thông tin, tuân thủ quy định ngành, trao đổi thông tin an toàn và quản lý rủi ro về an ninh thông tin hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo các tài sản của khách hàng không bị lạm dụng hay mất mát.
2- Mục tiêu của ISO 27001
Tiêu chuẩn ISO 27001 cung cấp cho doanh nghiệp nền tảng cơ sở quan trọng để bảo vệ các thông tin giá trị. Đồng thời, bằng cách đạt được chứng nhận ISO 27001, doanh nghiệp còn có thể dễ dàng chứng minh năng lực bảo vệ và quản lý thông tin với khách hàng và đối tác.
ISO 27001 là một tiêu chuẩn quốc tế nên nó có thể giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội kinh doanh ra ngoài thế giới và kết nối với những chuyên gia quốc tế hàng đầu.
Về cơ bản, ISO 27001 hướng tới việc giúp doanh nghiệp đạt được những lợi ích quan trọng sau:
2.1- Gia tăng sự hài lòng của khách hàng
Bằng cách áp dụng ISO 27001, doanh nghiệp có thể chứng minh khả năng bảo vệ dữ liệu và các thông tin cá nhân của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ được khách hàng tín nhiệm và duy trì được sự hài lòng ở khách hàng.
2.2- Đảm bảo khả năng kinh doanh liên tục
ISO 27001 có thể giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể cắt giảm tối đa các khoảng thời gian chết.
Bên cạnh đó, áp dụng ISO 27001 cũng đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp cũng như dự đoán, dự phòng các mối nguy hại về an ninh thông tin trong dài hạn.
>>> Bạn có thể xem thêm: ISO 45001 là gì? Tất tần tật thông tin về ISO 45001
2.3- Tuân thủ các quy định pháp luật
Các quy định, luật định có ảnh hưởng quan trọng đến nhiều phương diện trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như khách hàng của họ.
Thông qua ISO 27001, doanh nghiệp có thể hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của những quy định pháp luật đến doanh nghiệp và khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ có phản ứng phù hợp để làm giảm tác động từ các rủi ro có thể gặp phải.
2.4- Nâng cao khả năng quản lý rủi ro
Các yêu cầu trong ISO 27001 về hệ thống quản lý thông tin cung cấp cho doanh nghiệp cơ sở vững chắc để quản lý hiệu quả các rủi ro, duy trì sự bảo mật thông tin khách hàng.
Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể bảo vệ các thông tin về hồ sơ khách hàng, thông tin tài chính, sở hữu trí tuệ không bị trộm cắp hay thiệt hại.
2.5- Xác minh thông tin doanh nghiệp
ISO 27001 mang đến cho doanh nghiệp cơ hội xác minh thông tin kinh doanh trên toàn cầu. Trong nền kinh tế hiện nay, điều này mang lại cho doanh nghiệp cơ hội kinh doanh rộng mở.
2.6- Giành được nhiều lợi ích kinh doanh
Các hoạt động thương mại thường coi các chứng nhận như một điều kiện để giành được cơ hội cung cấp hàng hoá.
Vì vậy, đạt được chứng nhận ISO 27001 cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tự mở ra cho mình nhiều cơ hội kinh doanh và thu về lợi ích kinh tế tốt hơn.
2.7- Được công nhận về mức độ uy tín trên toàn cầu
ISO 27001 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý an toàn thông tin. Nó được công nhận trong toàn chuỗi cung ứng và là tiêu chuẩn quan trọng để các nhà cung ứng tìm kiếm nguồn hàng.
Do đó, ISO 27001 sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng và phát triển uy tín trên toàn thế giới.
3- Các phiên bản của ISO 27001
ISO 27001 có hai phiên bản. Phiên bản đầu tiên được phát hành năm 2005, có tên gọi chính thức là ISO 27001: 2005. Phiên bản này được phát triển dựa trên tiêu chuẩn BS 7799-2 của Anh.
Phiên bản thứ hai của ISO 27001 được phát hành vào năm 2013, có tên gọi ISO/IEC 27001:2013. Đây được xem là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này và cũng là phiên bản đang có hiệu lực thi hành trên toàn cầu.
>>> Bạn có thể tham khảo: ISO 14001 là gì? Tất tần tật thông tin về ISO 14001
4- Các điều khoản trong ISO 27001
Tiêu chuẩn ISO có cấu trúc nội dung bao gồm 10 điều khoản và 1 phụ lục A. Các điều khoản từ 1 – 3 được gọi là phần giới thiệu, không có tính bắt buộc. Còn các điều khoản từ 4 – 10 là các yêu cầu bắt buộc phải thực hiện nếu doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001.
Trong khi đó, phụ lục A bao gồm các biện pháp kiểm soát. Doanh nghiệp chỉ thực hiện theo phụ lục này khi có tuyên bố là có thể áp dụng trong “Tuyên bố về khả năng áp dụng”.
Chi tiết các điều khoản trong ISO 27001 như sau:
4.1- Điều khoản 1: Phạm vi
Tiêu chuẩn ISO có thể áp dụng cho tất cả loại hình tổ chức, doanh nghiệp, bất kể quy mô, phạm vi hoạt động khác nhau ra sao.
4.2- Điều khoản 2: Tham chiếu tiêu chuẩn
Đề cập đến ISO/IEC 27000 như là tài liệu tiêu chuẩn cho các thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng trong ISO 27001.
4.3- Điều khoản 3: Điều khoản và định nghĩa
Giải thích, các từ ngữ, định nghĩa liên quan dựa trên tiêu chuẩn ISO/IEC 27000.
4.4- Điều khoản 4: Phạm vi tổ chức
Đưa ra các yêu cầu cụ thể để doanh nghiệp thiết lập, duy trì hệ thống quản lý thông tin một cách hiệu quả.
Các căn cứ giúp doanh nghiệp thiết lập ISMS bao gồm:
- Hiểu biết bối cảnh tổ chức (quy mô, lĩnh vực, các yêu cầu).
- Hiểu kỳ vọng của các bên liên quan.
- Phạm vi của ISMS.
4.5- Điều khoản 5: Lãnh đạo
Đưa ra các yêu cầu đối với lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý hệ thống ISMS, bao gồm:
- Sự lãnh đạo và cam kết.
- Chính sách an toàn thông tin.
- Vai trò, trách nhiệm quyền hạn trong tổ chức.
4.6- Điều khoản 6: Hoạch định
Điều khoản này yêu cầu doanh nghiệp phải định nghĩa, áp dụng quy trình đánh giá, xử lý rủi ro và thiết lập các mục tiêu an toàn thông tin cũng như lên kế hoạch thực hiện.
Xem tiếp: https://hrchannels.com/Uptalent/iso-27001-la-gi.html
Nhận xét
Đăng nhận xét