Java Developer là gì? Nhiệm vụ và vai trò trong phòng IT

 Nếu bạn là người yêu thích ngành công nghệ thông tin thì chắc hẳn bạn đã từng nghe đến vị trí Java Developer. Thế nhưng bạn đã hiểu rõ về vị trí này hay chưa? Sau đây hãy cùng HRchannels khám phá xem Java Developer là gì, cũng như tìm hiểu nhiệm vụ và vai trò trong phòng IT của Java Developer nhé.

Java Developer là gì?

Java Developer được biết đến là nhà phát triển hoặc lập trình viên phần mềm máy tính chuyên sử dụng ngôn ngữ Java để tạo ra và phát triển các phần mềm, ứng dụng và phát triển website.

Hiện nay vị trí Java Developer không chỉ quan trọng đối với lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn tác động trực tiếp đến nhiều khía cạnh khác trong đời sống con người. Vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng vị trí này luôn rất lớn và đòi hỏi thị trường phải cung ứng lượng lớn nhân sự mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Nhiệm vụ và vai trò trong phòng IT của Java Developer

Java Developer sẽ tham gia quản lý toàn bộ vòng đời của một sản phẩm. Họ sẽ tham gia vào việc lên ý tưởng, thiết kế, thử nghiệm, đưa sản phẩm vào hoạt động, bảo trì và những việc khác nữa. Họ cũng chịu trách nhiệm phân tích nhu cầu của người sử dụng, đưa ra mục tiêu kinh doanh cụ thể và nắm bắt được chức năng chính cần thay đổi của các ứng dụng Java. Chính vì vậy, Java developer có khả năng xác định và phân tích vấn đề rất tốt. Qua những phân tích của mình họ có thể tìm ra biện pháp giải quyết hiệu quả nhất. Ngoài ra, Java developer cũng chịu trách nhiệm đối chiếu và ghi nhận yêu cầu của người dùng sau đó tiến hành phân tích, kiểm tra để đảm sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Java Developer có vai trò quan trọng trong phòng IT
>>>> Xem thêm: 15 câu hỏi phỏng vấn Java Developer tài năng

Tuy nhiên nhiệm vụ và vai trò của mỗi Java developer sẽ có những điểm khác biệt do phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi doanh nghiệp và phạm vi công việc. Sau đây là một số nhiệm vụ và vai trò điển hình của Java developer trong phòng IT mà bạn cần biết:

1- Phụ trách việc thiết kế và triển khai các dự án lập trình bằng ngôn ngữ Java. Đồng thời có trách nhiệm đưa các hệ thống đã thiết lập và sản phẩm đã hoàn thành vào vận hành thực tế theo đúng kế hoạch đã lập ra.

2- Xác định những mặt còn hạn chế của ứng dụng, từ đó có biện pháp nâng cấp, cải thiện hiệu quả.

3- Kiểm tra, duy trì và phát triển các ứng dụng, website, code và cấu trúc dữ liệu sẵn có của doanh nghiệp.

 Những việc làm hấp dẫn

Production Manager (Frozen Food)

 TP.HCM, Long An, Tây Ninh  Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Nông nghiệp/Lâm nghiệp , Sản Xuất

Giám Đốc Kinh Doanh Khu Vực (FMCG, MT/CVS)

 Hà nội, TP.HCM, Đồng Nai  Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Bán hàng (Khác)

Nhân viên Social Media

 Hà nội  Nhân sự

Tax Consultant

 Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên  Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Tư vấn

4- Tiến hành việc nâng cấp hệ thống thường xuyên nhằm đảm bảo tính bảo mật và hiệu quả hoạt động của phần mềm và các hệ thống ngày càng tốt hơn.

5- Xây dựng các thiết kế kỹ thuật để phục vụ cho công tác phát triển phần mềm hiệu quả hơn.

6- Phối hợp làm việc với các bộ phận liên quan và các technical writers để soạn thảo các tài liệu hỗ trợ người dùng sao cho đơn giản và dễ hiểu nhất.

7- Chủ động hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi có các chức năng phức tạp, đưa ra nhận xét, đánh giá về source code của các thành viên khác. Từ đó có thể hỗ trợ nhau cải thiện để dự án hoàn thành với kết quả tốt nhất và tránh xảy ra các lỗi.

8- Phân tích nhu cầu người dùng nhằm phục vụ cho công tác thiết kế cũng như đóng góp ý tưởng cho nhóm thiết kế.

9- Chuẩn bị tài liệu thiết kế, đề xuất các thay đổi cần thiết và cùng bàn bạc, thống nhất ý kiến để đưa ra thiết kế sau cùng.

10- Tiến hành nâng cấp ứng dụng cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện việc thử nghiệm để kiểm tra hiệu quả quá trình nâng cấp.

11- Thường xuyên tìm hiểu các kiến thức và nghiên cứu các công nghệ mới để cải thiện hiệu quả các dự án đang được triển khai của doanh nghiệp.

12- Thường xuyên kiểm tra, rà soát các lỗi trên phần mềm, ứng dụng để kịp thời phát hiện và sửa chữa nhanh nhất có thể, tránh để xảy ra hệ quả xấu.

Java Developer sở hữu mức lương cao
>>>> Có thể bạn quan tâm: Tuyển dụng Java Developer như thế nào?

Triển vọng việc làm Java Developer

Java được biết đến là ngôn ngữ lập trình có lịch sử phát triển lâu đời và cộng đồng kết nối rộng lớn nên nó được xem là yếu tố không thể thiếu trong phát triển phần mềm. Hơn nữa các doanh nghiệp cũng có xu hướng mở rộng không ngừng nhằm hội nhập với thời đại 4.0. Do đó tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm Java Developer. 

Vì vậy những ứng viên có kinh nghiệm không nên bỏ qua cơ hội tích cực mà công việc này mang lại. Còn những ứng viên muốn chuyển đổi lĩnh vực hãy nghiên cứu và thực hành nhiều hơn để nhanh tay nắm bắt cho mình những cơ hội việc làm tốt.

Các bạn có thể tiếp cận những cơ hội tốt đó khi truy cập vào website HRchannels.com. Tại đây các bạn không chỉ tìm thấy những cơ hội việc làm Java Developer hấp dẫn mà còn được chia sẻ những thông tin nghề nghiệp quý giá và tiếp cận gần hơn với những nhà tuyển dụng hàng đầu.

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết này của HRchannels, các bạn có thể hiểu rõ Java Developer là gì cũng như nhiệm vụ và vai trò của họ trong phòng IT. Đồng thời các bạn cũng có thể theo kịp một công việc vô cùng hot trên thị trường hiện nay như Java Developer.
 

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com

Website: https://hrchannels.com/

Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


Nguồn ảnh: sưu tầm trên internet

Java Developer là gì? Nhiệm vụ và vai trò trong phòng IT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhân sự cấp cao là ai? Có vai trò gì trong doanh nghiệp

Nhân sự cấp cao là gì? Trở thành nhân sự cấp cao cần yếu tố gì?

Procurement là gì?