Cùng tìm hiểu về đạo đức nghề nghiệp (work ethics)

 Bạn hẳn đã nghe tới đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp nơi công sở có tầm quan trọng như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì tới thành công trong công việc của bạn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, bạn sẽ tìm ra câu trả lời.


1. Đạo đức nghề nghiệp là gì? Đạo đức nghề nghiệp nơi công sở là một khái niệm khá rộng, tuy nhiên có thể được hiểu đơn giản là những quy định, quy tắc cần được người lao động và chủ lao động tuân theo nhằm duy trì một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Những quy tắc, quy định này có thể được lập thành văn bản hoặc bất thành văn.

Đạo đức nghề nghiệp nơi công sở đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.

2. Đạo đức nghề nghiệp nơi công sở thể hiện ở những điểm gì?

Đạo đức nghề nghiệp nơi công sở thể hiện ở những điểm sau:

2.1. Hành xử chuyên nghiệp

Hành xử chuyên nghiệp có phạm vi rất rộng, bao gồm tất cả những thứ từ ngoại hình cho đến cách bạn thể hiện trong công việc: ăn mặc phù hợp, cử xử đúng mực với đồng nghiệp, không tham gia vào các tin đồn, không tự ý nghỉ việc, không thay đổi giờ làm việc một cách ngẫu nhiên. Hành xử chuyên nghiệp còn được thể hiện ở việc tôn trọng đồng nghiệp và luôn làm việc hướng tới hình ảnh trung thực, chăm chỉ.

2.2. Luôn luôn đúng giờ

Việc luôn luôn đúng giờ sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong công việc. Hãy đến sớm trước giờ làm ít phút để đảm bảo khi đến giờ, bạn có thể sẵn sàng làm việc. Việc đi muộn có thể khiến sếp của bạn nghĩ rằng bạn thiếu trách nhiệm với công việc. Ngoài ra, trong các cuộc hẹn, các cuộc họp hay các buổi hội nghị, hội thảo, bạn cũng không nên đến muộn.

2.3. Hoàn thành công việc đúng hạn

Thay vì trì hoãn, những người có đạo đức nghề nghiệp sẽ luôn bắt tay vào xử lý nhiệm vụ sớm nhất có thể. Không chỉ đảm bảo thời gian, họ còn đảm bảo chất lượng công việc. Nhà tuyển dụng sẽ không muốn thấy công việc được thực hiện một cách cẩu thả. Họ sẽ đặt câu hỏi về đạo đức nghề nghiệp của nhưng nhân viên có hiệu quả làm việc kém.

Hơn nữa, bạn thực hiện công việc sớm, bạn sẽ có thời gian để làm một cách kỹ càng và hạn chế sai sót. Khi làm việc trong một nhóm, thói quen trì hoãn công việc có thể gây căng thẳng cho các thành viên khác cũng như ảnh hưởng tới tiến độ chung.

2.4. Tập trung và kiên trì

Đây cũng là những phẩm chất được tìm thấy ở những người có đạo đức nghề nghiệp. Họ sẽ tập trung hoàn toàn vào công việc cho đến khi hoàn thiện một cách tốt nhất, ít sai sót nhất, tiết kiệm thời gian nhất và không bị gián đoạn. Ngoài ra, xây dựng tính kiên trì sẽ giúp bạn rèn luyện cho bản thân khả năng duy trì làm việc chăm chỉ trong thời gian dài.

Hãy luôn nhớ cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để tránh quá tải.

2.5. Có trách nhiệm

Có trách nhiệm với tất cả những công việc thuộc vai trò, nhiệm vụ và mục tiêu của bạn thân cũng thể hiện rằng bạn có đạo đức nghề nghiệp. Nếu bạn là trưởng nhóm hoặc quản lý, bạn có thể không phải là người thực hiện tất cả các công việc nhưng bạn sẽ là người chịu trách nhiệm cho kết quả cuối cùng.

Ví dụ: khi một quản lý được hỏi về những chi tiết trong một phần mềm, bạn có thể không biết chắc. Lúc này, thay vì trả lời rằng “tôi không rõ”, hãy tìm câu trả lời từ người phụ trách trực tiếp.

2.6. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Có đạo đức nghề nghiệp không có nghĩa bạn phải dành tất cả thời gian cho công việc. Làm việc quá nhiều có thể khiến bạn bị quá tải và căng thẳng, gây giảm hiệu suất. Bạn cần làm việc ở một mức độ vừa phải và dành thời gian cho các hoạt động khác như ăn, ngủ, tập thể dục, vệ sinh cá nhân, cho gia đình, các hoạt động xã hội, các hoạt động giải trí, và phát triển bản thân. Thời gian nghỉ cũng là lúc bạn nạp lại năng lượng để tiếp tục làm việc hiệu quả.

2.7. Có tính tổ chức

Những người có đạo đức nghề nghiệp có xu hướng sắp xếp tổ chức các nhiệm vụ cần thực hiện một cách hợp lý sao cho mọi việc đều được hoàn thiện một cách hiệu quả. Họ sẽ lên kế hoạch theo từng khoảng thời gian.

Xem ngay tại: https://hrchannels.com/uptalent/dao-duc-nghe-nghiep-noi-cong-so-quyet-dinh-thanh-cong-cua-ban.html



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhân sự cấp cao là ai? Có vai trò gì trong doanh nghiệp

Nhân sự cấp cao là gì? Trở thành nhân sự cấp cao cần yếu tố gì?

Procurement là gì?