Các công việc của một trưởng phòng IQC phải làm là gì?

 1- Kiểm tra các báo cáo về nguyên vật liệu đầu vào

Trách nhiệm của trưởng phòng IQC là giám sát công việc của nhân viên thuộc quyền quản lý. Hàng ngày, các nhân viên sẽ thực hiện việc kiểm tra các nguyên vật liệu, vật tư,…, được dùng cho sản xuất. Toàn bộ kết quả kiểm tra sẽ được ghi nhận, thống kê và lập thành báo cáo. Sau đó báo cáo sẽ được gửi về cho trưởng phòng IQC kiểm tra lại. Mặc dù, trưởng phòng IQC không phải là người trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, nhưng họ cần rà soát lại mọi thứ để có thể nắm bắt được tình hình tổng thể.

Trong quá trình kiểm tra các báo cáo do nhân viên lập, nếu phát hiện có sai sót, trưởng phòng IQC có thể ngay lập tức cho đình chỉ việc sử dụng những nguyên vật liệu này. Sau đó sẽ lập báo cáo gửi cho cấp trên để có phương án xử lý.

2- Theo dõi chất lượng nguyên vật liệu và tình hình sử dụng nguyên vật liệu của doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chất lượng nguyên vật liệu rất quan trọng. Vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm được tạo ra. Do đó, trưởng phòng IQC sẽ phải thường xuyên theo dõi chất lượng và tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Họ sẽ phải trực tiếp kiểm tra nguyên vật liệu xem có đúng với báo cáo hay không. Từ đó có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đạt yêu cầu.

Khi phát hiện những sai sót trong việc sử dụng nguyên vật liệu, trưởng phòng IQC có quyền đình chỉ sử dụng nguyên vật liệu để tìm biện pháp khắc phục. Nếu tình hình nghiêm trọng cần báo cáo cho cấp quản lý để tìm cách xử lý hiệu quả nhất, không để ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất.

Trưởng phòng IQC cũng có trách nhiệm tìm ra nguyên nhân dẫn đến nguyên vật liệu bị lỗi, để có thể thấy rõ vấn đề và có biện pháp khắc phục hiệu quả.

3- Hướng dẫn nhân viên thực hiện việc kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu

Nhiệm vụ chính của trưởng phòng IQC là phải bao quát được toàn bộ hoạt động kiểm tra nguyên vật liệu, chứ không phải lãng phí thời gian vào việc tự mình kiểm tra. Do đó, song song với việc tự kiểm tra họ cần hướng dẫn cho nhân viên thực hiện việc kiểm tra theo đúng quy trình, quy định và lập báo cáo cụ thể để nắm bắt tốt nhất tình hình nguyên vật liệu. Trưởng phòng IQC phải đảm bảo nhân viên của họ nắm vững các vấn đề trong kiểm soát chất lượng đầu vào.

4- Làm việc với nhà cung cấp

Trưởng phòng IQC sẽ trực tiếp làm việc với nhà cung cấp để trao đổi, tiếp nhận thông tin và báo cáo cho cấp quản lý. Trong quá trình làm việc với nhà cung cấp, nếu có phát sinh sự cố bất ngờ thì phải ngay lập tức báo cáo lên cấp trên để có phương án xử lý nhanh nhất. Bên cạnh đó, trưởng phòng IQC cũng là người chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng nhà cung cấp, nếu có vấn đề gì cần ngay lập tức thay đổi nhà cung cấp khác.

5- Phối hợp với các bộ phận khác

Để nâng cao hiệu quả công việc, trưởng phòng IQC cần phối hợp với các bộ phận khác trong việc phát triển sản phẩm mới, sản xuất hàng mẫu hoặc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Qua đó đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm cũng như góp phần đổi mới sản phẩm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhân sự cấp cao là ai? Có vai trò gì trong doanh nghiệp

Nhân sự cấp cao là gì? Trở thành nhân sự cấp cao cần yếu tố gì?

Procurement là gì?