CFO - Chief Finance Officer là gì?

 CFO là viết tắt của cụm từ Chief Finance Officer nghĩa là Giám đốc tài chính, một chức danh quan trọng trong doanh nghiệp. CFO là một mắt xích quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động tài chính của tổ chức.

Người ta vẫn thường nhầm lẫn giữa Kế toán trưởng và Giám đốc tài chính (CFO)? Vậy có sự khác biệt nào giữa hai khái niệm này?

Câu trả lời phụ thuộc phần lớn vào quy mô doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp SME (tức là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) thì Kế toán trưởng kiêm nhiệm luôn trách nhiệm tài chính. Tuy nhiên, đối với các tập đoàn lớn, vai trò của CFO trở nên rõ ràng, chuyên biệt hơn. Nói cách khác, CFO cần chịu trách nhiệm giải trình các quyết định tài chính cũng như tái hiện và cải thiện bức tranh tài chính của doanh nghiệp trước Ban Giám đốc doanh nghiệp.

2. Vai trò của CFO là gì?

Trước bức tranh phức tạp của thị trường tuyển dụng, vai trò đa nhiệm của các CFO càng cần được highlight.


Dưới đây là 3 vai trò chính của một giám đốc tài chính mà HRchannels đã tổng hợp:

Cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và đối tác

Nhìn thấu bức tranh tài chính của doanh nghiệp và kiến thức siêu đẳng về các con số, Giám đốc tài chính có thể giúp doanh nghiệp dành về nhiều hợp đồng có lợi bởi họ dễ dàng tìm được tiếng nói chung trong đàm phán với đối tác.

Người hoạch định chiến lược

Một kế hoạch sử dụng nguồn tiền chạy xuyên suốt và dài hơi cho tổ chức? Một chiến thuật đầu tư sinh lãi “khủng” áp đảo đối thủ cạnh tranh?

Nhắc đến vị trí CFO, người ta sẽ nghĩ ngay đến những con số, những báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp tỏ tường từng đường đi nước bước. Nếu không có CFO thì liệu doanh nghiệp có kiểm soát được dòng tiền ra vào doanh nghiệp và CEO có thể vận hành doanh nghiệp tốt nếu không có người tư vấn các kế hoạch tài chính rõ ràng?

Nhà quản trị thiên tài

Tùy cơ cấu, quy mô và hoạt động của doanh nghiệp mà CFO áp dụng mô hình tài chính phù hợp nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Nhờ có các thống kê về đầu vào, đầu ra cụ thể của từng hoạt động tài chính mà CFO có thể giúp doanh nghiệp hạn chế thấp nhất các rủi ro về tài chính và sử dụng thông minh quỹ ngân sách của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, Giám đốc tài chính (CFO) mới trở thành cánh tay phải đắc lực của CEO và các thành viên C – suit để hoạt động của bộ máy doanh nghiệp trở nên trơn tru và hiệu quả hơn.




>> Có thể bạn quan tâm: 10 câu hỏi phỏng vấn CFO không thể bỏ qua

3. Những công việc của CFO là gì?

Dưới đây là các trách nhiệm của Giám đốc tài chính:

1- Theo dõi và đánh giá các hoạt động tài chính nhằm “đọc vị” các yếu điểm và điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Sức khỏe tài chính của doanh nghiệp luôn cần được kiểm tra sát sao. Việc triển khai các hoạt động tài chính như quản lý dòng tiền thu – chi sẽ khiến CFO dễ dàng nhận diện được kế hoạch kinh doanh nào hiệu quả, kế hoạch nào kém hiệu quả để điều chỉnh cho chính xác, nhằm đảm bảo các chỉ số đều tăng.

2- Tư vấn kế hoạch tài chính lâu dài cho doanh nghiệp

Từ việc xác định các điểm yếu và yếu điểm trong các kế hoạch tài chính trước đây và hiện tại của doanh nghiệp.

Để giúp doanh nghiệp xử lý khủng hoảng tài chính, CFO cần tư vấn cho Ban Giám đốc những kế hoạch sử dụng nguồn vốn hiệu quả cho các hoạt động đầu tư hay huy động vốn cho doanh nghiệp.

3- Báo cáo tài chính

Vai trò cơ bản của Giám đốc tài chính là tối ưu hóa khả năng tài chính của công ty. Chính vì vậy, việc lập và phân tích các báo cáo tài chính chiếm hầu hết phần lớn thời gian của họ.

Mọi thành tựu và cả những điểm còn tồn đọng đều hiển thị rõ nét trên báo cáo tài chính, kèm theo đầu óc phân tích của một nhà hoạch định chiến lược.

4- Thanh khoản

CFO cần đảm bảo doanh nghiệp có khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn. Nếu chỉ số thanh khoản lớn hơn 1, điều này đồng nghĩa với sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đang ở đỉnh cao và tỷ lệ doanh nghiệp phải đối mặt với khủng hoảng tài chính là bằng 0.

5- Tối ưu hóa chỉ số ROI tức lợi nhuận trên chi phí đầu tư

Mọi kế hoạch kinh doanh đều nhằm gia tăng chỉ số ROI. Nghĩa là giá trị ROI ngày càng cao thì hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngày càng lớn bởi lúc này lợi nhuận bạn thu về đã áp đảo chi phí đầu tư.

Bên cạnh đó, CFO cũng giúp doanh nghiệp tính toán và phân biệt rạch ròi giữa doanh thu và lợi nhuận. Nếu con số doanh thu cao ngất ngưởng nhưng chưa đảm bảo sản sinh lợi nhuận thì CFO phải nhìn nhận lại kế hoạch tài chính của mình và kế hoạch kinh doanh của bộ phận Marketing.



6- Phối hợp với Giám đốc Marketing (CMO), Giám đốc Truyền thông và Giám đốc đối ngoại thực hiện kế hoạch quảng cáo sản phẩm sao cho cân đối với ngân sách của doanh nghiệp

Truyền thông là hoạt động cần thiết của mọi doanh nghiệp. Tất nhiên, cũng giống như các khoản chi phí khác như chi phí cho hoạt động tuyển dụng, chi phí đầu tư vào các dự án khác,... nếu chất lượng của các kế hoạch mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp thì dẫu có vượt qua mức chi trả hạn định cũng vô cùng xứng đáng phải không?

Tuy nhiên, nếu chưa hoạch định trước chi phí cho kế hoạch truyền thông và quảng cáo hình ảnh doanh nghiệp cùng thương hiệu sản phẩm và cân đối với ngân sách tổ chức thì rủi ro về tài chính vẫn có thể sẽ xảy ra.

7- Phối hợp ăn ý với Giám đốc nhân sự (CHRO)

Bên cạnh đó, CFO cũng cần hợp tác với Giám đốc nhân sự (CHRO) để hạn chế các thất thoát chi phí từ quá trình tuyển dụng. Bạn biết đấy chi phí tuyển dụng cũng chiếm một phần lớn ngân sách.

Chưa kể đến tỷ lệ ứng viên “bùng” hoặc trượt phỏng vấn, mất hút sau ngày thử việc đầu tiên hay bị sa thải vì không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và yêu cầu công việc sau 2 tháng thử việc. Từ đó mới thấy rủi ro phải tuyển thêm nhân sự đã làm tổn hại cho tài chính doanh nghiệp như thế nào.

8- Thiết lập và phát triển mối quan hệ với các quản lý cấp cao, các đối tác và cổ đông nước ngoài

Hoạt động đối ngoại là hoạt động giám đốc tài chính cần đẩy mạnh, đặc biệt là khi Giám đốc tài chính đảm trách các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp. Vừa là bạn vừa là đối tác tin cậy của các ngân hàng và các nhà đầu tư tin cậy, CFO giúp doanh nghiệp gìn giữ các “mối quan hệ” tài chính để tạo bệ phóng vững chắc cho doanh nghiệp “vươn mình” giữa thời kỳ “thương trường như chiến trường” này.

9- Hỗ trợ các hoạt động kiểm toán

CFO hỗ trợ các hoạt động kiểm toán nhằm chứng minh các hoạt động tài chính của doanh nghiệp đang diễn ra minh bạch và tuân thủ luật pháp nghiêm ngặt. Cụ thể, họ có trách nhiệm giải trình tính hợp pháp và trung thực các báo cáo tài chính, sổ sách tài chính. Từ đó, họ sẵn sàng tiếp nhận các tư vấn của các kiểm toán viên về các lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh để tiến hành triển khai các biện pháp khắc phục.

10- Quản trị công nợ

Một doanh nghiệp hoạt động minh bạch luôn sẵn sàng đương đầu với các khoản nợ. Bởi vậy, người đảm trách các hợp đồng pháp lý, các khoản nợ tiềm ẩn và các nghĩa vụ theo Luật định và thuế,... của tổ chức không ai khác chính là các CFO.


>>>Xem chi tiết: https://hrchannels.com/uptalent/cfo-la-gi-vai-tro-cong-viec-cua-mot-cfo.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhân sự cấp cao là ai? Có vai trò gì trong doanh nghiệp

Nhân sự cấp cao là gì? Trở thành nhân sự cấp cao cần yếu tố gì?

Procurement là gì?